( Thép Tròn Trơn- SPB) Sự trả giá của ngành thép

Đăng ngày 25/11/2022 lúc: 21:47
30e04fed5acd22041fd1c0895bdca4b3_L
Sắc xám đang phủ rộng lên cả ngành thép Việt Nam. Ảnh: HOÀNG ANH

(Thép Tròn Trơn- Phương Bắc ) 

Ðã thành thông lệ, hễ tiêu thụ trên thị trường gặp khó là Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) lại lên tiếng kêu cứu về sự sống còn của nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Nhưng có một điều, Hiệp hội này lại tránh nói đến, đó là những gì phải trả hôm nay là cái giá của một thời đầu tư ăn xổi và thổi giá.

Bình thường và bất bình thường

Cụm công nghiệp thép của Tập đoàn Vạn Lợi tại xã An Hồng, huyện An Dương của Hải Phòng bao gồm ba nhà máy cán, luyện gang, luyện thép. Từ gần 5 năm qua, các nhà máy của doanh nghiệp này gần như dừng hoạt động hoàn toàn. Riêng nhà máy cán thép thì sau vài lần đổi chủ, hiện chỉ hoạt động cầm chừng theo các đơn đặt hàng lẻ.

Không riêng Vạn Lợi, mà khoảng trên 10 nhà máy thép các loại của Hải Phòng hiện cũng trong tình cảnh tương tự. Những thương hiệu đình đám một thời như gang, phôi thép Ðình Vũ, Tân Hương, Thái Sơn… hiện đều vật vã với khối nợ rất lớn, và thực tế gần như không có hoạt động sản xuất. Ðây đã là chuyện bình thường đối với Hải Phòng, nơi có thể coi là “thủ đô” ngành thép Việt Nam hiện tại. Nếu nhìn rộng ra, có thể thấy sắc xám này đang phủ rộng lên cả ngành thép Việt Nam.

Cái lý để VSA kêu cứu ấy là ở cả hai mảng sản xuất phôi thép và sản xuất thép thành phẩm thì doanh nghiệp đều gặp khó vì hàng nhập khẩu giá rẻ. Cụ thể, từ năm 2009 đến nay, đa số các nhà sản xuất thép trong nước đều lỗ. Năm 2014, dù kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, thì trong số 10 doanh nghiệp lớn của ngành thép, vẫn có đến ba thương hiệu báo lỗ. Cụ thể là Thép Bắc Việt, Thép Pomina, Tisco. Nhiều doanh nghiệp còn lại, dù không lỗ, nhưng số lãi đạt được cũng là không đáng kể, chỉ vài tỷ đồng cho cả năm hoạt động.

Nhưng cái sự thua lỗ thì kêu tưởng là bình thường nói trên lại trở nên bất bình thường nếu so sánh với thành công của các doanh nghiệp thép lãi lớn khác. Tỉ như, năm 2014, Tôn Hoa Sen báo lãi hơn 400 tỷ đồng, Tập đoàn Hòa Phát báo lãi hơn 3.100 tỷ, doanh nghiệp này cũng đồng thời gia tăng tỷ lệ nắm giữ lên mức 22% thị trường thép Việt Nam. Có điều, nguyên nhân khiến doanh nghiệp lãi hay lỗ, dường như là… tế nhị, đến nỗi chính VSA chưa bao giờ thẳng thắn nhắc tới.

Quyền lực của thị trường

Cách đây khoảng gần 10 năm, VSA đã nhiều lần cảnh báo, “phong trào” đầu tư các nhà máy thép công suất nhỏ (dưới 300.000 tấn/năm), công nghệ cũ có thể khiến dư thừa công suất sản xuất thép trong nước, lãng phí nguồn lực đầu tư và đồng thời gia tăng nguy cơ thua lỗ cho các chủ doanh nghiệp. Nhưng cũng lạ là, cho đến vài năm gần đây, không thấy VSA đả động đến nữa. Và cho đến bây giờ, điều lạ là, dù bức tranh chung được phản ánh là đen xám thì lại không tìm thấy thông tin cụ thể về việc có nhà máy thép nào đã phá sản, cũng như không có bất kỳ một vụ bắt nợ, xử lý tài sản bảo đảm nào của các chủ tài sản thật sự – đó là ngân hàng – với các doanh nghiệp sản xuất thép. Cũng chưa bao giờ thấy một đại diện ngành ngân hàng có ý kiến giải thích về việc ngành thép lỗ, và cách gỡ khó cho những khó khăn của ngành thép.

Vậy là hình thành tình thế oái oăm đầy hài hước của ngành thép. Chủ tài sản, chủ nợ – những cơ quan là về lý thuyết luôn phải lo sốt vó nếu khoản cho vay của họ thua lỗ – không có ý kiến, không bắt nợ. Chỉ có con nợ và địa phương “lên tiếng” về thua lỗ. Vì sao lại thế?

Nguyên nhân, có thể, rất đơn giản, lại nằm trong hiện tượng bùng nổ đầu tư các nhà máy sản xuất thép giai đoạn 2003 – 2009. Mà theo đó, những dự án nhà máy thép công suất dưới 500.000 tấn/năm là thuộc thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư của địa phương. Trong khi đó, quản lý Quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2020 thì lại thuộc Bộ Công thương và Chính phủ. Kẽ hở quản lý tưởng vô hại này, lại là lý do đầu tiên khiến chỉ trong vòng có 5 năm, số các nhà máy sản xuất thép công suất nhỏ đã vọt lên con số hàng trăm. Ðương nhiên kèm theo đó là tổng số đầu tư cũng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Nhưng đó cũng chưa phải là “đòn” quyết định. Mà theo nguyên tắc thị trường, vốn đầu tư nhà máy thép, dù công suất nhỏ, cũng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Thế nên, không quá khó để tin là tất cả các dự án nhà máy thép đều phải đi vay vốn ngân hàng. Và đây mới là điều… “kỳ diệu”.

Vì không hiểu bằng cách nào, do ai thẩm định, tất cả những dây chuyền luyện, cán thép công suất nhỏ ấy đều được xác nhận là dây chuyền mới, công nghệ hiện đại. Tất nhiên là với xác nhận ấy, tổng vốn đầu tư cho những dây chuyền này đều cao tương ứng. Từ 10 năm qua, tất cả các nước sản xuất thép trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, đều cấm đầu tư những dự án luyện thép công suất dưới 200 tấn/mẻ. Nhưng tại Việt Nam, tất cả các dự án đã đi vào hoạt động đều không có nhà máy nào đạt được công suất này. Trong khi Quy hoạch phát triển ngành thép tới năm 2020, hài hước thay, đều chỉ khuyến khích đầu tư những lò luyện công suất trên 200 tấn/mẻ.

Thế nên, không có gì quá lời khi kết luận, đa số các dự án thép hiện nay của Việt Nam đều được xây dựng với công nghệ và thiết bị “bãi rác”, công suất nhỏ, chi phí vận hành lớn, nhưng với vốn đầu tư là dành cho công nghệ hiện đại nhất. Ðiều đó có nghĩa là suất đầu tư và chi phí sản xuất trên mỗi tấn sản phẩm của các dự án này đều cực cao, đến mức chỉ một cú “hắt hơi” nhẹ của thị trường cũng đủ gây chao đảo cho dự án.

Ðồng thời, điều đó cũng giải thích luôn cho thực tế vì sao thép trong nước sản xuất lại… đắt hơn thép nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải kèm thuế. Và vì sao ngay cả khi đã thua lỗ nhiều năm, khó còn khả năng hồi phục, mà các ngân hàng không “dám” thực hiện bắt nợ nhà máy thép. Nói cách khác, ngân hàng chỉ im lặng khi không muốn lộ ra thực tế khoản cho vay đầu tư nhà máy đã “được” chính ngân hàng làm ngơ cho “thổi giá”.

Vậy nên, trước sự sống còn của cả một ngành công nghiệp, người điều hành chính sách cần có cái nhìn khác. Thay vì dựng hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu thép để bảo vệ sản xuất trong nước, thì nên để cho bàn tay thị trường đóng vai trò thanh lọc của nó. Không nên đẩy người tiêu dùng vào tình thế “bị móc túi” để chi trả cho những yếu kém về quản lý và những toan tính vụ lợi trước đó, tại những dự án thép. Ðã đến lúc ngành thép phải lựa chọn, giữa việc lội ngược dòng để có năng lực sản xuất thực chất hay là buông xuôi để đến lúc bị đào thải ngay trên chính sân nhà.

Thay vì dựng hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu thép để bảo vệ sản xuất trong nước, thì nên để cho bàn tay thị trường đóng vai trò thanh lọc các dự án thép.

QUỐC DŨNG
Rate this post
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy gọi ngay chúng tôi: 0966 296 696 nhé!

Trả lời

Contact Me on Zalo
0966 296 696