( Thép tròn trơn- SPB ) Rục rịch tăng giá theo xăng

Đăng ngày 25/11/2022 lúc: 21:50
chot-11-1431099631464

(Thép Tròn Trơn- Phương Bắc)  Các doanh nghiệp taxi rục rịch tăng giá cước từ 500-1.000 đồng/km với lý do giá xăng tăng gần 2.000 đồng/lít từ ngày 5-5

Quyết định điều hành giá xăng dầu mới đây sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến các doanh nghiệp (DN  taxi, còn các loại hình vận tải khác vẫn đang “án binh”.

Vận tải nghe ngóng

Theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, hầu hết các DN đã có đề nghị điều chỉnh cước ngay sau khi có thông tin tăng giá xăng. Mức điều chỉnh được các DN kiến nghị từ 500 – 1.000 đồng/km. Tuy nhiên, hiệp hội vẫn đang cân nhắc xem xu hướng diễn biến giá xăng dầu thế giới theo chiều hướng nào mới có thể quyết định phương án điều chỉnh cụ thể.

“Nếu giá thế giới có xu thế tăng thì cần phải điều chỉnh để không ảnh hưởng đến đời sống của anh em lái xe nhưng nếu giá giảm thì phải tính ngược lại” – ông Bình nói.

Ông Trương Quốc Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Taxi Vic, cũng cho biết đang có kế hoạch điều chỉnh giá cước vận tải trong vài ngày tới. “Dự kiến sang tuần sau, chúng tôi sẽ thông báo thông tin chính thức” – ông Hùng thông báo

Còn theo đại diện hãng taxi Thành Công, tạm thời hãng chưa tăng cước mà tự bù lỗ để chờ động thái về giá xăng dầu trong lần điều chỉnh kế tiếp của Bộ Công Thương. “Nếu trong đợt điều chỉnh tới mà giá xăng dầu giữ nguyên thì taxi Thành Công mới xem xét tăng cước từ 500 -1.000 đồng/km” – đại diện taxi Thành Công nói.

Tại TP HCM, sau khi giá xăng tăng thêm gần 2.000 đồng/lít, nhiều DN vận tải, nhất là các hãng taxi, “đứng ngồi không yên”. Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM, cho biết dù chưa nhận được văn bản đề nghị tăng cước từ các hãng nhưng nhiều DN đã phản ánh tình trạng khó khăn do giá xăng tăng cao.

Với mức tăng khoảng 3.000 đồng/lít trong 2 lần điều chỉnh kể từ đầu năm đến nay, tính ra đã bằng mức giảm giá xăng trước đó nên các hãng taxi đang tính toán tăng giá cước khoảng 500 – 1.000 đồng/km.

Doanh nghiệp phấp phỏng

Trong khi đó, các DN sản xuất hàng hóa, xuất khẩu phấp phỏng vì giá xăng bất ngờ tăng cao.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Biên Hòa, cho biết chi phí vận chuyển chiếm 15%-20% giá mía tùy cự ly từ bãi đến nhà máy; còn vận chuyển đường do cự ly ngắn hơn nên chi phí chiếm khoảng 5% trở lên.

“Từ trước đến nay, khi giá xăng giảm thì cước vận tải đứng yên nhưng giá xăng tăng thì kiểu gì DN vận tải cũng đòi tăng cước. Không rõ động thái lần này sẽ thế nào nhưng chúng tôi đang rất lo nếu chi phí vận tải tăng vì ngành mía đường trong nước sức cạnh tranh đang rất yếu” – ông Lộc lo lắng.

Nhiều DN ngành thép cũng tỏ ra “bất an”bởi chi phí vận tải vốn là gánh nặng với các DN ngành này. “Việc siết tải trọng khiến DN ngành thép bị đội chi phí rất lớn. Lần này mà tăng cước vận tải thì rất khó cho DN. Còn nếu các DN vận tải không tăng cước lần này thì cũng khó tránh khỏi tăng vào các kỳ điều hành sau bởi nhiều dự báo cho biết diễn biến giá xăng dầu thế giới đang rất phức tạp và có xu hướng tăng” – đại diện một DN băn khoăn.

Bà Trương Thúy Liên, Giám đốc Công ty Giày xuất khẩu Liên Phát (TP HCM), cho biết may mắn lần này chỉ điều chỉnh giá xăng, giá dầu giữ nguyên nên DN bớt phần lo lắng. Nhưng thực tế, trước đây những thời điểm giá dầu giảm, các chi phí vận chuyển container không hề giảm, DN luôn phải gánh nên bây giờ các hãng tàu, đơn vị vận chuyển sẽ khó “đòi hỏi” tăng giá cước vận chuyển. “Nhưng các chi phí khác ở khâu lưu thông phân phối sẽ bị đội lên theo giá xăng” – bà Liên nhận định.

Ông Lý Thành Sinh, Giám đốc Công ty Sản xuất quần áo trẻ em Minh Long Hưng, lo lắng: “Mỗi ngày có hàng chục nhân viên công ty phải chạy ngoài đường để xây dựng hệ thống phân phối, tiếp thị với chi phí xăng dầu lên tới trên 100 triệu đồng/tháng. Nay giá xăng tăng gần 2.000 đồng/lít chẳng khác nào “bồi” khó cho DN”.

Theo các DN, tăng giá xăng sẽ còn tác động nhiều hơn nữa lên giá hàng hóa, dịch vụ, nhất là khi các loại phí cầu đường có xu hướng “nhảy” theo giá xăng. “Chi phí đầu vào tăng đẩy giá thành sản xuất lên cao nhưng nếu DN tăng giá thì bán cho ai? Cạnh tranh làm sao với hàng nhập giá rẻ? Kết quả là chúng tôi… chịu trận, trong năm nay làm ăn chỉ cần hòa vốn đã là thành công lớn rồi” – ông Sinh ngậm ngùi.

Chưa tác động đến kinh tế vĩ mô tháng 5

Theo các chuyên gia, động thái tăng giá xăng vừa qua tuy ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng sử dụng trực tiếp và một vài loại hình dịch vụ nhưng lại tác động không lớn đến kinh tế vĩ mô.

Theo tính toán, giá xăng tăng ngày 5-5 sẽ khiến CPI tháng 5-2015 tăng trực tiếp thêm 0,12%-0,15%, trong đó, nhóm giao thông vận tải sẽ tăng giá đáng kể. CPI cả tháng 5-2015 dự báo sẽ tăng 0,2%-0,25% so với tháng 4.

Rate this post
Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy gọi ngay chúng tôi: 0966 296 696 nhé!

Trả lời

Contact Me on Zalo
0966 296 696